Khối D: Tổ hợp môn, Ngành & Trường đào tạo

[CSC] Khối D có bao nhiêu Tổ hợp môn xét tuyển? Khối D gồm những Ngành nào? Ngành nào hot? Các trường Đại học, Cao đẳng nào có xét tuyển khối D?… là thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo khối D. Hãy theo dõi bài viết này ngay bên dưới nhé!

Tổ hợp môn Khối D

Khối D là khối được chia thành 79 khối và môn thi xét tuyển, đây là khối được chia thành nhiều tổ hợp môn thi nhất trong tất cả các khối hiện nay, khối D có các chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh, Kinh tế – Tài chính, Công nghệ thông tin…

Khối D gồm những môn nào?

Trước đây khối D truyền thống gồm 3 môn là: Toán học – Ngữ văn – Ngoại ngữ những từ năm 2017 Bộ GD & DT đã phát triển khối D cũ thành 79 khối xét tuyển theo thứ tự từ D01 đến D99. Trong đó, môn thi Ngoại ngữ được phân chia ra thành nhiều tổ hợp các khối thi đại học như khối D01 (Tiếng Anh), khối D02 (Tiếng Nga), khối D03 (Tiếng Pháp), khối D04 (Tiếng Trung)… Thí sinh có thể kết hợp thi khối C và khối D để tăng tỷ lệ trúng tuyển vào ngành, trường đại học mình mong muốn.

Khối dD sử dụng 17 môn thi, các môn thi khối D được sắp xếp dựa theo lượt xuất hiện mới nhất từ tổ hợp môn từ tổ hợp D00 tới D99 như sau: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Hóa Học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.

Khi đăng ký dự thi, thí sinh cần nắm rõ mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển ĐH, CĐ chính quy để lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp với ngành xét tuyển và thế mạnh của mình.

Khối D được phân chia thành 79 tổ hợp môn (79 khối) mới. Dưới đây là các tổ hợp môn khối D cùng với môn thi – xét tuyển chính xác nhất (*Gợi ý: Nhấn vào mã tổ hợp môn bạn thích để xem chi tiết):

# Mã tổ hợp Tổ hợp các môn xét tuyển Khối D
Các mã tổ hợp môn khối D (môn Ngoại ngữ và 2 môn khác)
1 D01 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
2 D02 Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
3 D03 Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
4 D04 Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
5 D05 Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
6 D06 Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
7 D07 Toán, Hóa học, Tiếng Anh
8 D08 Toán, Sinh học, Tiếng Anh
9 D09 Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
10 D10 Toán, Địa lí, Tiếng Anh
11 D11 Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh
12 D12 Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
13 D13 Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh
14 D14 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
15 D15 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
16 D16 Toán, Địa lí, Tiếng Đức
17 D17 Toán, Địa lí, Tiếng Nga
18 D18 Toán, Địa lí, Tiếng Nhật
19 D19 Toán, Địa lí, Tiếng Pháp
20 D20 Toán, Địa lí, Tiếng Trung
21 D21 Toán, Hóa học, Tiếng Đức
22 D22 Toán, Hóa học, Tiếng Nga
23 D23 Toán, Hóa học, Tiếng Nhật
24 D24 Toán, Hóa học, Tiếng Pháp
25 D25 Toán, Hóa học, Tiếng Trung
26 D26 Toán, Vật lí, Tiếng Đức
27 D27 Toán, Vật lí, Tiếng Nga
28 D28 Toán, Vật lí, Tiếng Nhật
29 D29 Toán, Vật lí, Tiếng Pháp
30 D30 Toán, Vật lí, Tiếng Trung
31 D31 Toán, Sinh học, Tiếng Đức
32 D32 Toán, Sinh học, Tiếng Nga
33 D33 Toán, Sinh học, Tiếng Nhật
34 D34 Toán, Sinh học, Tiếng Pháp
35 D35 Toán, Sinh học, Tiếng Trung
36 D41 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Đức
37 D42 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
38 D43 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
39 D44 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
40 D45 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Trung
41 D52 Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga
42 D54 Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp
43 D55 Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung
44 D61 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức
45 D62 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga
46 D63 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật
47 D64 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
48 D65 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung
49 D66 Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
50 D68 Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
51 D69 Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
52 D70 Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
53 D72 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
54 D73 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
55 D74 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
56 D75 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
57 D76 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
58 D77 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
59 D78 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
60 D79 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
61 D80 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
62 D81 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
63 D82 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
64 D83 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
65 D84 Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
66 D85 Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức
67 D86 Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
68 D87 Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
69 D88 Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
70 D90 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
71 D91 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
72 D92 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
73 D93 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
74 D94 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
75 D95 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
76 D96 Toán, Khoa học xã hội, Anh
77 D97 Toán, Khoa học xã hội, Anh
78 D98 Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
79 D99 Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

Xem thêm các khối thi khác:

Bảng tổng hợp các Khối thi đại học, cao đẳng
A B C D K H
M N R S T V

Ngành đào tạo Khối D

Khi lựa chọn điểm thi khối D để xét tuyển đại học và cao đẳng, thí sinh có rất nhiều sự lựa chọn để nộp hồ sơ vào các ngành như:

Các Ngành đào tạo Khối D thuộc nhóm Kinh tế – Tài chính – Quản trị

Sau đây là các ngành thuộc khối Kinh tế – Tài chính – Quản trị:

  • Công tác xã hội
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Kế toán
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kinh tế
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị nhân lực
  • Tài chính – ngân hàng
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Quản trị nhân lực
  • Quản trị văn phòng

Các Ngành đào tạo Khối D thuộc nhóm Công nghệ – Kỹ thuật

Sau đây là các ngành thuộc khối Công nghệ – Kỹ thuật:

  • Công nghệ Hàn
  • Công nghệ kĩ thuật địa chất
  • Công nghệ kĩ thuật môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật cơ khí
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
  • Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Công nghệ kỹ thuật máy tính
  • Công nghệ kỹ thuật xây dựng
  • Công nghệ may
  • Công nghệ sợi, dệt
  • Công nghệ thiết bị trường học (NSP)
  • Công nghệ thông tin
  • Công nghệ đa phương tiện
  • Công nghệ thực phẩm
  • Truyền thông và mạng máy tính

Các Ngành đào tạo Khối D thuộc nhóm Sư phạm

Sau đây là các ngành thuộc khối Sư phạm:

  • Giáo dục mầm non
  • Giáo dục tiểu học
  • Sư phạm Âm nhạc
  • Sư phạm Địa lí
  • Sư phạm Lịch sử
  • Sư phạm Mỹ thuật
  • Sư phạm Ngữ văn
  • Sư phạm Sử
  • Sư phạm tiếng Anh
  • Sư phạm tiếng Anh
  • Sư phạm tiếng Đức
  • Sư phạm tiếng Nga
  • Sư phạm tiếng Nhật
  • Sư phạm tiếng Pháp
  • Sư phạm tiếng Trung
  • Sư phạm Tin học
  • Sư phạm Văn
  • Tâm lý học

Các Ngành đào tạo Khối D thuộc nhóm Luật

Sau đây là các ngành thuộc khối Luật:

  • Luật hàng hải
  • Luật kinh doanh
  • Luật kinh tế
  • Luật quốc tế
  • Luật thương mại quốc tế

Các Ngành đào tạo Khối D thuộc nhóm Ngoại Ngữ

Sau đây là các ngành thuộc khối Ngoại Ngữ:

  • Ngôn ngữ Đức
  • Ngôn ngữ Hàn Quốc
  • Ngôn ngữ Nga
  • Ngôn ngữ Nhật
  • Ngôn ngữ Tây Ban Nha
  • Ngôn ngữ Thái Lan

Các Ngành đào tạo Khối D thuộc nhóm khác

Sau đây là các ngành thuộc khối khác:

  • Báo chí
  • Bảo hiểm
  • Nhóm ngành Nông – Lâm
  • Chính trị học
  • Dịch vụ thú y
  • Điều tra hình sự
  • Điều tra trinh sát
  • Đông Nam Á học
  • Du lịch
  • Marketing
  • Quan hệ quốc tế
  • Quản lí đất đai
  • Quản lí hành chính về trật tự xã hội
  • Quản lí nhà nước về An ninh-Trật tự
  • Quản lí tài nguyên và môi trường
  • Quản lí văn hoá
  • Quản lí, giáo dục và cải tạo phạm nhân
  • Quản lý công nghiệp
  • Quản lý tài nguyên rừng
  • Quản lý xây dựng
  • Quốc tế học
  • Thiết kế đồ họa…
  • Truyền thông
  • Việt Nam học

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)

Trường đào tạo Khối D

Dưới đây là danh sách các trường đại học, cao đẳng khối D được phân chia theo từng tỉnh thành/khu vực nhằm giúp các bạn tra cứu dễ dàng hơn:

Các Trường đào tạo Khối D ở Miền Bắc

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối D ở Hà Nội và miền Bắc mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối D ở Hà Nội & Miền Bắc
1 Đại học Bách khoa Hà Nội
2 Đại học Công đoàn
3 Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
4 Trường Đại Học Công Nghiệp Quảng Ninh
5 Đại học Công nghiệp Việt Hung
6 Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì
7 Học viện Báo chí Tuyên truyền
8 Học viện Chính sách và Phát triển
9 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
10 Học viện Khoa học Quân sự
11 Học viện Kỹ thuật Mật mã
12 Học viện Ngân hàng
13 Học viện Ngoại giao
14 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
15 Học viện Phụ nữ Việt Nam
16 Học viện Quản lý Giáo dục
17 Học viện Tài chính
18 Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
19 Học viện Tòa án
20 Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội
21 Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Các Trường đào tạo Khối D ở Miền Trung & Tây Nguyên

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối D ở miền Trung và Tây Nguyên mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối D ở Miền Trung & Tây Nguyên
1 Đại học Công nghiệp Vinh
2 Đại học Hà Tĩnh
3 Đại Học Hồng Đức
4 Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng
5 Đại học Buôn Ma Thuột
6 Đại học CNTT & TT Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng.
7 Đại học công nghệ Đông Á
8 Đại học Công nghệ Vạn Xuân
9 Đại học Khánh Hòa
10 Đại học Khánh Hòa
11 Đại học Khoa học – ĐH Huế
12 Đại học Kinh tế – ĐH Huế
13 Đại học Kinh tế Nghệ An
14 Đại học Luật – ĐH Huế
15 Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng
16 Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế
17 Đại học Nha Trang
18 Đại học Phạm Văn Đồng
19 Đại học Phan Thiết
20 Đại học Sư phạm – ĐH Đà nẵng
21 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
22 Đại học Tài chính Kế toán
23 Đại học Tây Nguyên
24 Đại học Vinh
25 Đại học Xây dựng Miền Trung
26 Học viện Ngân hàng – phân viện Phú Yên
27 Khoa Du lịch – ĐH Huế
28 Khoa kỹ thuật và công nghệ – Đại học Huế
29 Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
30 Phân hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị

Các Trường đào tạo Khối D ở Miền Nam

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối D ở TPHCM và miền Nam mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối D ở TPHCM & Miền Nam
1 Đại học An Giang
2 Đại học An ninh nhân dân
3 Đại Học Bạc Liêu
4 Đại học Cần Thơ
5 Đại học Cảnh sát nhân dân
6 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
7 Đại học Công nghiệp TP.HCM
8 Đại học Đồng Nai
9 Đại học Đồng Tháp
10 Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
11 Đại học Kiên Giang
12 Đại học Kiến trúc TP.HCM
13 Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
14 Đại học Luật TP.HCM
15 Đại học Mở TP.HCM
16 Đại học Ngân hàng TP.HCM
17 Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
18 Đại học Nông Lâm TP.HCM
19 Đại học Sài Gòn
20 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
21 Đại học Sư phạm TP.HCM
22 Đại học Tài Chính – Marketing
23 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
24 Đại học Thủ Dầu Một
25 Đại học Tiền Giang
26 Đại học Tôn Đức Thắng
27 Đại học Trà Vinh
28 Đại học Văn hóa TP.HCM
29 Đại học Việt – Đức
30 Đại học Xây dựng Miền Tây
31 Đại học Công nghệ Sài Gòn
32 Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
33 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
34 Học viện Hàng không Việt Nam

>> Xem thêm: Danh sách các trường Đại học, Học viện tại 03 miền – Bắc, Trung & Nam

Những câu hỏi liên quan đến Khối D

Khối D là gì?

Khối D truyền thống (hay còn gọi là khối D1) bao gồm các môn là Toán, Văn, Tiếng Anh. Ngoài ra, các tổ hợp khác sẽ có những bộ môn khác nhau và việc Bộ Giáo dục và Đào tạo phân chia tổ hợp như thế này sẽ giúp cho các bạn thí sinh có thêm được nhiều sự lựa chọn hơn.

Có thể nói khối D là một trong những khối thi luôn thu hút được đông đảo thí sinh đăng kí dự tuyển. Khối thi này cũng sở hữu nhiều ngành học cùng với sự đa dạng ngành nghề sau khi tốt nghiệp và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.

Văn bản quy định Khối D và Tổ hợp môn xét tuyển khối D?

Mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được thực hiện dựa vào nội dung hướng dẫn theo Công văn số 310/KTKĐCLGD-TS ngày 20 tháng 03 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng mã hóa các tổ hợp môn thi và xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT thống kê.

Theo đó, mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển bao gồm các tổ hợp môn thi truyền thống và bổ sung thêm các tổ hợp môn thi mới. Ngoài ra, các trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào ngành đào tạo và yêu cầu riêng của mỗi trường.

Ngành khối D nào đang Hot?

Bên cạnh niềm đam mê, việc chọn ngành nghề có cùng sở thích và đam mê không phải chuyện khó. Nhưng để chọn ngành mình vừa đam mê, vừa có nhu cầu nhân lực cao, vừa dễ xin việc sau khi ra trường thì không phải là dễ.

Sau đây là gợi ý các ngành nghề thuộc khối D đang “ăn khách”, dễ xin việc nhất hiện nay:

  • Nhóm ngành Công nghệ thông tin
  • Nhóm ngành Ngoại ngữ
  • Nhóm ngành Kinh tế – Tài Chính – Quản Trị
  • Nhóm ngành Luật

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)

Ngành khối D nào phù hợp với Nữ?

Con gái thi khối D thì nên học ngành gì?

Nếu bạn đang băn khoăn liệu bạn nữ “chân yếu, tay mềm” nên học ngành khối D nào để dễ kiếm việc làm và phù hợp với năng lực của mình, vậy thì hãy xem qua các nhóm ngành này nhé:

  • Các ngành xét tuyển khối D rất đa dạng và phong phú. Nếu các bạn có ước mơ được công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khối D sẽ là lựa chọn đáng để cân nhắc. Ngành công nghệ thông tin mang lại cho các bạn nữ cơ hội việc làm đa dạng, không chỉ bao quanh trong lĩnh vực máy tính hoặc thông tin. Bạn có thể là một trong những nhân tố quan trọng trong lĩnh vực công nghệ, văn hóa, du lịch,…
  • Bên cạnh đó, nếu bạn có đam mê trở thành những “người lái đò” giúp các em học sinh đến với bến bờ tri thức, bạn có thể theo đuổi nó với khối D này. Các bạn có thể thử sức ở các ngành như sư phạm tiếng Anh, giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt, giáo dục tiểu học,…
  • Khối ngành kinh tế tài chính sẽ là ngành phù hợp dành cho nữ vì môi trường làm việc năng động, quan hệ xã hội rộng và là top ngành mang lại mức thu nhập cao so với các ngành khác. Các bạn có thể học các ngành như Tài chính – Ngân hàng, bảo hiểm, quản trị kinh doanh,…

Chọn Trường khối D nào?

Rất nhiều thí sinh và phụ huynh chỉ băn khoăn, mong muốn được trúng truyển vào trường Đại học tốp đầu hoặc ít nhất là phải đậu một trường ĐH mà ít quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề cho bản thân, thậm chí nhiều thí sinh còn để việc lựa chọn trường, chọn ngành cho bố mẹ quyết định.

Chính vì chỉ chú trọng chọn trường để đậu mà không quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề khiến không ít người khi trở thành sinh viên có thái độ học thờ ơ, chán nản, không có động lực học dẫn đến phải bỏ học giữa chừng để chuyển đổi sang trường khác, ngành khác. Nhiều trường hợp khác không phấn đấu nỗ lực trong quá trình học, học đối phó. Kết quả khi tốt nghiệp ra trường có năng lực chuyên môn thấp, kỹ năng yếu, thái độ thờ ơ, làm trái ngành nghề không phù hợp với năng lực, tính cách và sở thích của bản thân gây lãng phí nguồn lực cho gia đình, xã hội và bản thân.

Nên nhớ ngành khác với nghề. Ngoại trừ một số ngành đặc thù như học ngành y ra trường làm bác sĩ, học ngành sư phạm ra trường làm thầy cô giáo. Hầu hết các ngành học còn lại có phạm vi nghề khá rộng.

Nhiều thí sinh chọn ngành luật Dân sự với suy nghĩ ra trường sẽ làm nghề luật sư vì có “thích tranh cãi” và “muốn bảo vệ chính nghĩa….”. Nhưng trong thực tế ra trường chúng ta có thể làm nhiều nghề như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý…

Hay nhiều thí sinh chọn ngành kinh doanh quốc tế với mong muốn và suy nghĩ ra trường sẽ làm công việc liên quan đến kinh doanh quốc tế nhưng trong thực tế nghề nghiệp liên quan đến ngành này khá rộng: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước với các vị trí nghề nghiệp như: Chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan, vụ, viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại… Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế với các vị trí nghề nghiệp như: chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, thu mua sản phẩm, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế… Hoặc cũng có thể làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu với các vị trí như giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách…

Như vậy, điều quan trọng là các bạn nên chọn ngành học trước thay vì băn khoăn phải chọn trường nào là tốt nhất, trong quá trình học đại học, tùy vào sở thích, tính cách, ngoại hình, xu hướng thị trường… sẽ xác định nghề, vị trí công việc mong muốn khi ra trường. Trên cơ sở đó, bạn sẽ đầu tư thời gian để phát triển năng lực chuyên môn, các kỹ năng và thái độ liên quan đến nghề mình dự tính lựa chọn.

Chọn Trường hay chọn Ngành trong trường ?

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào danh tiếng của trường chứ không phụ thuộc vào quảng cáo. Rất nhiều học sinh quan tâm đến chọn trường mà không quan tâm nhiều đến ngành học trong trường đó. Việc chọn ngành học trong trường cũng quan trọng không kém so với chọn trường. Thông thường chất lượng đào tạo của ngành học trong trường phụ thuộc vào lịch sử của ngành học, đội ngũ giảng viên của ngành học đó, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, cở sở vật chất phục vụ đào tạo, kết quả kiểm định, đánh giá của các cựu sinh viên…

Sau khi chọn ngành mình muốn học, bước tiếp theo thí sinh chọn trường để xét tuyển. Thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển vào ít nhất 3 nhóm trường. Chú ý danh tiếng và học phí của trường.

    • Nhóm mơ ước: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học cao hơn hoặc bằng với điểm thi của mình. Nên chọn từ 2 – 3 trường.
    • Nhóm hiện thực: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 1 – 3,5 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.
    • Nhóm an toàn: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 4 – 6 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.

Như vậy, nếu bạn chọn 1 ngành học thì thí sinh có thể đăng ký xét tuyển từ 8 – 10 nguyện vọng. Còn nếu chọn 2 ngành học thì bạn có thể xét tuyển vào 16 – 20 nguyện vọng.

Định hướng nghề nghiệp Ngành Khối D

Trên thế giới hiện nay có đến hơn 2000 nghề nghiệp khác nhau. Giữa vô số những nghề đó, bạn thường băn khoăn trong việc lựa chọn nghề phù hợp với mình. Đây chính là lý do khiến bạn phải định hướng nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp là gì?

Định hướng nghề nghiệp là khái niệm giáo dục toàn diện được thiết kế để cung cấp cho các bạn học sinh trung học các thông tin và kinh nghiệm để chuẩn bị cho cuộc sống, làm việc trong nền kinh tế, xã hội, môi trường luôn luôn thay đổi và phát triển. Những việc cần làm để tự định hướng nghề nghiệp của mình:

  • Tự chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, không chọn nghề nghiệp theo yêu cầu, định hướng của gia đình, bạn bè, xu hướng.
  • Tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định mình phù hợp với ngành nghề nào.
  • Xác định thế mạnh của bản thân phù hợp với lĩnh vực nào.
  • Tìm hiểu về đặc điểm của ngành mà mình chọn như nhu cầu lao động, phẩm chất và kỹ năng của nghề…

Việc định hướng nghề nghiệp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết. Nếu định hướng tốt, nó không chỉ tạo niềm đam mê, thành công trong sự nghiệp của bạn mà còn hạn chế tối đa những hậu quả khi chọn sai ngành nghề như lãng phí thời gian của bản thân, tiền bạc của gia đình, lãng phí chất xám, thất nghiệp và khó xin việc làm.

Những lưu ý khác khi chọn thi Khối D

Sau đây là những điều cần lưu ý khi bạn quyết định chọn thi Khối D:

  • Việc cân nhắc chọn ngành nghề cần phải được thực hiện sớm. Do là các bạn chỉ mới được tiếp cận với việc định hướng nghề nghiệp trong một thời gian ngắn khi kỳ thi THPT sắp đến.
  • Các bạn nên tiếp xúc với môi trường thực tế, để nhìn nhận một cách thấu đáo và lựa chọn. Theo đó, hướng nghiệp phải là một quá trình không ngắn để người học có đủ thời gian để khám phá năng lực bản thân, sở trường, niềm đam mê sau đó là tìm hiểu đặc tính nghề nghiệp có phù hợp với cá nhân, điều kiện kinh tế hay không.
  • Chọn ngành là một quá trình liên tục và kéo dài. Trước tiên các bạn phải hiểu được bản thân mình trước, ví dụ như bạn muốn làm thầy cô giáo thì bạn nên học ngành Sư phạm; Bạn yêu thích công việc về nghiên cứu sinh học bạn có thể chọn ngành Y, ngành Dược, ngành Điều dưỡng.
  • Các ngành khối D đều có đặc trưng khác nhau yêu cầu bạn cần phải tìm hiểu về nó. Muốn hiểu ngành nghề mà chỉ ngồi xem trên mạng không là chưa đủ mà các bạn học sinh cần phải tìm hiểu thực tế công việc, các ngành dễ xin việc và học hỏi từ những kiến thức đàn anh, đàn chị về những trải nghiệm mà họ có được từ ngành nghề đó.
  • Thực tế những năm gần đây, công tác tư vấn hướng nghiệp rất được chú trọng tại các trường THPT, các chủ đề về nhóm ngành nghề, nhu cầu nguồn nhân lực, học nghề hay học đại học, cao đẳng là vô cùng cần thiết đồng hành các bạn học sinh trên con đường lựa chọn ngành nghề trong tương lai…

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Khối thi & Tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng

Bên trên là những thông tin cơ bản nhất về Khối D: Tổ hợp môn xét tuyển, Ngành và Trường đào tạo. Bên cạnh đó chúng tôi còn tổng hợp một số thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo Khối D. Hy vọng bài viết này bổ ích đối với bạn để từ đó bạn có thể tìm đúng Ngành đào tạo cũng như Trường Đại học, Cao đẳng khối D tốt nhất và theo đuổi ước mơ của mình. Chúc bạn học tốt!

5/5 - (6 bình chọn)
guest

0 Thảo luận
Phản hồi nội tuyến (inline)
Xem tất cả bình luận