Khối H: Tổ hợp môn, Ngành & Trường đào tạo
[CSC] Khối H có bao nhiêu Tổ hợp môn xét tuyển? Khối H gồm những Ngành nào? Ngành nào hot? Các trường Đại học, Cao đẳng nào có xét tuyển khối H?… là thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo khối H. Hãy theo dõi bài viết này ngay bên dưới nhé!
Tổ hợp môn Khối H
Khối H là khối tập trung các các ngành như: mỹ thuật, thiết kế, kiến trúc… đây là khối rất phù hợp với những bạn yêu thích và đam mê vẽ, môn nghệ thuật hội họa? Những năm trở lại đây, xu hướng ra đề thi khối H đã thay đổi nhiều. Do đó, tiêu chí tuyển sinh của các trường đưa ra là yếu tố tư duy sáng tạo được ưu tiên hàng đầu với kinh nghiệm.
Khối H gồm những môn nào?
Khối H chính là một trong các khối thi đại học sinh ra chỉ để dành cho bạn. Khi trúng tuyển, bạn sẽ học tại các trường kiến trúc và mĩ thuật trên cả nước… Được chia thành 9 khối mới được phát triển từ khối H truyền thống.
Khi đăng ký dự thi, thí sinh cần nắm rõ mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển ĐH, CĐ chính quy để lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp với ngành xét tuyển và thế mạnh của mình.
Khối H được phân chia thành 9 tổ hợp môn (9 khối) mới. Dưới đây là các tổ hợp môn khối H cùng với môn thi – xét tuyển chính xác nhất (*Gợi ý: Nhấn vào mã tổ hợp môn bạn thích để xem chi tiết):
# | Mã tổ hợp | Tổ hợp các môn xét tuyển Khối H |
Các mã tổ hợp môn khối H (có 1 hoặc 2 môn năng khiếu) | ||
1 | H00 | Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2 |
2 | H01 | Toán, Ngữ văn, Vẽ |
3 | H02 | Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu |
4 | H03 | Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu |
5 | H04 | Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu |
6 | H05 | Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu |
7 | H06 | Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật |
8 | H07 | Toán, Hình họa, Trang trí |
9 | H08 | Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật |
Xem thêm các khối thi khác:
Bảng tổng hợp các Khối thi đại học, cao đẳng | |||||
A | B | C | D | K | H |
M | N | R | S | T | V |
Ngành đào tạo Khối H
Khi lựa chọn điểm thi khối H để xét tuyển đại học và cao đẳng, thí sinh có rất nhiều sự lựa chọn để nộp hồ sơ vào các ngành như:
# | Tên ngành khối H |
1 | Sư phạm Mỹ thuật |
2 | Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật |
3 | Hội họa |
4 | Điêu khắc |
5 | Gốm |
6 | Nhiếp ảnh |
7 | Thiết kế công nghiệp |
8 | Thiết kế đồ họa |
9 | Thiết kế thời trang |
10 | Thiết kế nội thất |
11 | Quản lý văn hóa |
12 | Truyền thông đa phương tiện |
>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)
Trường đào tạo Khối H
Dưới đây là danh sách các trường đại học, cao đẳng khối H được phân chia theo từng tỉnh thành/khu vực nhằm giúp các bạn tra cứu dễ dàng hơn:
Các Trường đào tạo Khối H ở Miền Bắc
Sau đây là danh sách một số trường đại học khối H ở miền Bắc mà chúng tôi đã tổng hợp được:
# | Tên Trường Đại học Khối H ở Miền Bắc |
1 | Trường đại học công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên) |
2 | Trường đại học công nghiệp Hà Nội |
3 | Trường đại học FPT |
4 | Trường đại học kiến trúc Hà Nội |
5 | Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội |
6 | Trường đại học mỹ thuật Công nghiệp |
7 | Trường đại học mỹ thuật Việt Nam |
8 | Trường đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương |
Các Trường đào tạo Khối H ở Miền Trung
Sau đây là danh sách một số trường đại học khối H ở miền Trung mà chúng tôi đã tổng hợp được:
# | Tên Trường Đại học Khối H ở Miền Trung |
1 | Trường đại học kiến trúc Đà Nẵng |
2 | Trường đại học kiến Trúc TP HCM |
3 | Trường đại học nghệ thuật – Đại học Huế |
4 | Trường đại học Quảng Bình |
5 | Trường đại học Quảng Nam |
Các Trường đào tạo Khối H ở Miền Nam
Sau đây là danh sách một số trường đại học khối H ở miền Nam mà chúng tôi đã tổng hợp được:
# | Tên Trường Đại học Khối H ở Miền Nam |
1 | Trường đại học công nghệ Sài Gòn |
2 | Trường đại học Hoa Sen |
3 | Trường đại học kiến Trúc TP HCM |
4 | Trường đại học nam Cần Thơ |
5 | Trường đại học Nguyễn Tất Thành |
6 | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng |
7 | Trường đại học Sài Gòn |
>> Xem thêm: Danh sách các trường Đại học, Học viện tại 03 miền – Bắc, Trung & Nam
Những câu hỏi liên quan đến Khối H
Khối H là gì?
Khối H là một khối thi năng khiếu nằm trong danh sách các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng. Điểm đặc biệt của khối này là dành cho những thí sinh có năng khiếu mỹ thuật. Vì thế, tổ hợp môn khối H luôn có ít nhất một môn thi năng khiếu vẽ.
Văn bản quy định Khối H và Tổ hợp môn xét tuyển khối H?
Mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được thực hiện dựa vào nội dung hướng dẫn theo Công văn số 310/KTKĐCLGD-TS ngày 20 tháng 03 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng mã hóa các tổ hợp môn thi và xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT thống kê.
Theo đó, mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển bao gồm các tổ hợp môn thi truyền thống và bổ sung thêm các tổ hợp môn thi mới. Ngoài ra, các trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào ngành đào tạo và yêu cầu riêng của mỗi trường.
Ngành khối H nào đang Hot?
Bên cạnh niềm đam mê, việc chọn ngành nghề có cùng sở thích và đam mê không phải chuyện khó. Nhưng để chọn ngành mình vừa đam mê, vừa có nhu cầu nhân lực cao, vừa dễ xin việc sau khi ra trường thì không phải là dễ.
Sau đây là gợi ý các ngành nghề thuộc khối H đang “ăn khách”, dễ xin việc nhất hiện nay:
- Thiết kế nội thất
- Thiết kế thời trang
- Thiết kế đồ họa
- Thiết kế công nghiệp
- Sư phạm mỹ thuật
- Hội họa
- Điêu khắc
- Kiến trúc
- Quản lý văn hóa
- Gốm
- Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật
Trái với những ngành học truyền thống, thí sinh có thể “cần cù bù thông minh” và chăm chỉ học tập để có kết quả tốt nhất, do là ngành năng khiếu nên những công việc khi học khối H cũng đòi hỏi mắt thẩm mỹ thiên bẩm về hội họa, mỹ thuật. Sau khi xuất hiện, khối H cũng mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm hiện đại, hợp xu hướng phát triển của thị trường tuyển dụng và xã hội.
>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)
Chọn Trường khối H nào?
Rất nhiều thí sinh và phụ huynh chỉ băn khoăn, mong muốn được trúng truyển vào trường Đại học tốp đầu hoặc ít nhất là phải đậu một trường ĐH mà ít quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề cho bản thân, thậm chí nhiều thí sinh còn để việc lựa chọn trường, chọn ngành cho bố mẹ quyết định.
Chính vì chỉ chú trọng chọn trường để đậu mà không quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề khiến không ít người khi trở thành sinh viên có thái độ học thờ ơ, chán nản, không có động lực học dẫn đến phải bỏ học giữa chừng để chuyển đổi sang trường khác, ngành khác. Nhiều trường hợp khác không phấn đấu nỗ lực trong quá trình học, học đối phó. Kết quả khi tốt nghiệp ra trường có năng lực chuyên môn thấp, kỹ năng yếu, thái độ thờ ơ, làm trái ngành nghề không phù hợp với năng lực, tính cách và sở thích của bản thân gây lãng phí nguồn lực cho gia đình, xã hội và bản thân.
Nên nhớ ngành khác với nghề. Ngoại trừ một số ngành đặc thù như học ngành y ra trường làm bác sĩ, học ngành sư phạm ra trường làm thầy cô giáo. Hầu hết các ngành học còn lại có phạm vi nghề khá rộng.
Nhiều thí sinh chọn ngành luật Dân sự với suy nghĩ ra trường sẽ làm nghề luật sư vì có “thích tranh cãi” và “muốn bảo vệ chính nghĩa….”. Nhưng trong thực tế ra trường chúng ta có thể làm nhiều nghề như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý…
Hay nhiều thí sinh chọn ngành kinh doanh quốc tế với mong muốn và suy nghĩ ra trường sẽ làm công việc liên quan đến kinh doanh quốc tế nhưng trong thực tế nghề nghiệp liên quan đến ngành này khá rộng: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước với các vị trí nghề nghiệp như: Chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan, vụ, viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại… Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế với các vị trí nghề nghiệp như: chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, thu mua sản phẩm, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế… Hoặc cũng có thể làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu với các vị trí như giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách…
Như vậy, điều quan trọng là các bạn nên chọn ngành học trước thay vì băn khoăn phải chọn trường nào là tốt nhất, trong quá trình học đại học, tùy vào sở thích, tính cách, ngoại hình, xu hướng thị trường… sẽ xác định nghề, vị trí công việc mong muốn khi ra trường. Trên cơ sở đó, bạn sẽ đầu tư thời gian để phát triển năng lực chuyên môn, các kỹ năng và thái độ liên quan đến nghề mình dự tính lựa chọn.
Chọn Trường hay chọn Ngành trong trường ?
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào danh tiếng của trường chứ không phụ thuộc vào quảng cáo. Rất nhiều học sinh quan tâm đến chọn trường mà không quan tâm nhiều đến ngành học trong trường đó. Việc chọn ngành học trong trường cũng quan trọng không kém so với chọn trường. Thông thường chất lượng đào tạo của ngành học trong trường phụ thuộc vào lịch sử của ngành học, đội ngũ giảng viên của ngành học đó, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, cở sở vật chất phục vụ đào tạo, kết quả kiểm định, đánh giá của các cựu sinh viên…
Sau khi chọn ngành mình muốn học, bước tiếp theo thí sinh chọn trường để xét tuyển. Thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển vào ít nhất 3 nhóm trường. Chú ý danh tiếng và học phí của trường.
-
- Nhóm mơ ước: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học cao hơn hoặc bằng với điểm thi của mình. Nên chọn từ 2 – 3 trường.
- Nhóm hiện thực: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 1 – 3,5 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.
- Nhóm an toàn: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 4 – 6 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.
Như vậy, nếu bạn chọn 1 ngành học thì thí sinh có thể đăng ký xét tuyển từ 8 – 10 nguyện vọng. Còn nếu chọn 2 ngành học thì bạn có thể xét tuyển vào 16 – 20 nguyện vọng.
Định hướng nghề nghiệp Ngành Khối H
Trên thế giới hiện nay có đến hơn 2000 nghề nghiệp khác nhau. Giữa vô số những nghề đó, bạn thường băn khoăn trong việc lựa chọn nghề phù hợp với mình. Đây chính là lý do khiến bạn phải định hướng nghề nghiệp.
Định hướng nghề nghiệp là gì?
Định hướng nghề nghiệp là khái niệm giáo dục toàn diện được thiết kế để cung cấp cho các bạn học sinh trung học các thông tin và kinh nghiệm để chuẩn bị cho cuộc sống, làm việc trong nền kinh tế, xã hội, môi trường luôn luôn thay đổi và phát triển. Những việc cần làm để tự định hướng nghề nghiệp của mình:
- Tự chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, không chọn nghề nghiệp theo yêu cầu, định hướng của gia đình, bạn bè, xu hướng.
- Tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định mình phù hợp với ngành nghề nào.
- Xác định thế mạnh của bản thân phù hợp với lĩnh vực nào.
- Tìm hiểu về đặc điểm của ngành mà mình chọn như nhu cầu lao động, phẩm chất và kỹ năng của nghề…
Việc định hướng nghề nghiệp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết. Nếu định hướng tốt, nó không chỉ tạo niềm đam mê, thành công trong sự nghiệp của bạn mà còn hạn chế tối đa những hậu quả khi chọn sai ngành nghề như lãng phí thời gian của bản thân, tiền bạc của gia đình, lãng phí chất xám, thất nghiệp và khó xin việc làm.
Những lưu ý khác khi chọn thi Khối H
Sau đây là những điều cần lưu ý khi bạn quyết định chọn thi Khối H:
- Việc cân nhắc chọn ngành nghề cần phải được thực hiện sớm. Do là các bạn chỉ mới được tiếp cận với việc định hướng nghề nghiệp trong một thời gian ngắn khi kỳ thi THPT sắp đến.
- Các bạn nên tiếp xúc với môi trường thực tế, để nhìn nhận một cách thấu đáo và lựa chọn. Theo đó, hướng nghiệp phải là một quá trình không ngắn để người học có đủ thời gian để khám phá năng lực bản thân, sở trường, niềm đam mê sau đó là tìm hiểu đặc tính nghề nghiệp có phù hợp với cá nhân, điều kiện kinh tế hay không.
- Chọn ngành là một quá trình liên tục và kéo dài. Trước tiên các bạn phải hiểu được bản thân mình trước, ví dụ như bạn muốn làm thầy cô giáo thì bạn nên học ngành Sư phạm; Bạn yêu thích công việc về nghiên cứu sinh học bạn có thể chọn ngành Y, ngành Dược, ngành Điều dưỡng.
- Các ngành khối H đều có đặc trưng khác nhau yêu cầu bạn cần phải tìm hiểu về nó. Muốn hiểu ngành nghề mà chỉ ngồi xem trên mạng không là chưa đủ mà các bạn học sinh cần phải tìm hiểu thực tế công việc, các ngành dễ xin việc và học hỏi từ những kiến thức đàn anh, đàn chị về những trải nghiệm mà họ có được từ ngành nghề đó.
- Thực tế những năm gần đây, công tác tư vấn hướng nghiệp rất được chú trọng tại các trường THPT, các chủ đề về nhóm ngành nghề, nhu cầu nguồn nhân lực, học nghề hay học đại học, cao đẳng là vô cùng cần thiết đồng hành các bạn học sinh trên con đường lựa chọn ngành nghề trong tương lai…
Những lưu ý khác khi bạn chọn khối H:
- Các trường đại học khối H trừ chuyên ngành sư phạm, đào tạo đa ngành đa nghề nhưng quan trọng khi ra trường sinh viên cần phải áp dụng được khối kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Các trường chuyên về nghệ thuật đòi hỏi sinh viên ngoài những thời gian học tại trường còn phải có kiến thức nghề nghiệp thực tế.
- Đối với các ngành khối H, cái sinh viên cần phải có là: Thành thạo các phần mềm hỗ trợ như: Corel, IL, IE, Photoshop, Autocad…; kinh nghiệm làm việc và ngoại ngữ… Do đó sinh viên nên học thêm các phần mềm hỗ trợ thiết kế và làm thêm tại các công ty chuyên về lĩnh vực đó.
- Đối với sinh viên học các trường khối H, khi ra trường có thể đảm nhiệm các công việc như: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất, Thiết kế công nghiệp…
>> Xem thêm: [Tổng hợp] Khối thi & Tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng
Bên trên là những thông tin cơ bản nhất về Khối H: Tổ hợp môn xét tuyển, Ngành và Trường đào tạo. Bên cạnh đó chúng tôi còn tổng hợp một số thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo Khối H. Hy vọng bài viết này bổ ích đối với bạn để từ đó bạn có thể tìm đúng Ngành đào tạo cũng như Trường Đại học, Cao đẳng khối H tốt nhất và theo đuổi ước mơ của mình. Chúc bạn học tốt!