Khối A: Tổ hợp môn, Ngành & Trường đào tạo

[CSC] Khối A có bao nhiêu Tổ hợp môn xét tuyển? Khối A gồm những Ngành nào? Ngành nào hot? Các trường Đại học, Cao đẳng nào có xét tuyển khối A?… là thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo khối A. Hãy theo dõi bài viết này ngay bên dưới nhé!

Tổ hợp môn Khối A

Trước đây khối A gồm 3 môn truyền thống là: Toán học – Vật lý – Hóa học nhưng kể từ năm 2017, Bộ GD & ĐT đã phát triển thêm một số tổ hợp môn từ khối A truyền thống, khối A được chia thành 18 khối thi đại học theo thứ tự từ A00 đến A18 (không liên tục – không có A13). Trong đó khối A00 sử dụng 3 môn của khối A cũ để xét tuyển.

Khối A gồm những môn nào?

Các môn thi trong Khối A:

  • Khối A sử dụng 11 môn trong chương trình học THPT.
  • Các môn thi được sắp xếp dựa theo lượt xuất hiện mới nhất từ tổ hợp môn, từ tổ hợp A00 tới A18 như sau: Toán học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Ngữ văn.

Khi đăng ký dự thi, thí sinh cần nắm rõ mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển ĐH, CĐ chính quy để lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp với ngành xét tuyển và thế mạnh của mình.

Khối A được phân chia thành 18 tổ hợp môn (18 khối) mới. Dưới đây là các tổ hợp môn khối A cùng với môn thi – xét tuyển chính xác nhất (*Gợi ý: Nhấn vào mã tổ hợp môn bạn thích để xem chi tiết):

# Mã tổ hợp Tổ hợp các môn xét tuyển Khối A
Các mã tổ hợp môn khối A (môn Toán và 2 môn khác)
1 A00 Toán, Vật Lý, Hóa Học
2 A01 Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
3 A02 Toán, Vật lí, Sinh học
4 A03 Toán, Vật lí, Lịch sử
5 A04 Toán, Vật lí, Địa lí
6 A05 Toán, Hóa học, Lịch sử
7 A06 Toán, Hóa học, Địa lí
8 A07 Toán, Lịch sử, Địa lí
9 A08 Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
10 A09 Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
11 A10 Toán, Lý, Giáo dục công dân
12 A11 Toán, Hóa, Giáo dục công dân
13 A12 Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội
14 A14 Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lí
15 A15 Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lí
16 A16 Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
17 A17 Toán, Vật lý, Khoa học xã hội
18 A18 Toán, Hoá học, Khoa học xã hội

Xem thêm các khối thi khác:

Bảng tổng hợp các Khối thi đại học, cao đẳng
A B C D K H
M N R S T V

Ngành đào tạo Khối A

Khi lựa chọn điểm thi khối A để xét tuyển đại học và cao đẳng, thí sinh có rất nhiều sự lựa chọn để nộp hồ sơ vào các ngành như:

Các Ngành đào tạo Khối A thuộc nhóm Quân đội, Công An

Sau đây là các ngành thuộc khối Quân đội, Công an:

  • Hậu cần quân sự
  • Kỹ thuật hàng không, chỉ huy tham mưu phòng không
  • Kỹ thuật quân sự
  • Ngành Biên phòng
  • Ngành Chỉ huy kỹ thuật Công binh
  • Ngành Chỉ huy kỹ thuật Hóa học
  • Ngành Chỉ huy tham mưu Đặc công
  • Ngành Chỉ huy tham mưu lục quân
  • Ngành Chỉ huy tham mưu pháo binh
  • Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng thiết giáp
  • Ngành Chỉ huy tham mưu thông tin
  • Ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
  • Nhóm ngành Kỹ thuật CAND: Công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử – viễn thông
  • Nhóm ngành nghiệp vụ An ninh: Trinh sát an ninh, điều tra hình sự
  • Nhóm ngành nghiệp vụ cảnh sát: Trinh sát cảnh sát, điều tra hình sự, kỹ thuật hình sự
  • Nhóm ngành xây dựng lực lượng CAND
  • Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
  • Quản lý hành chính nhà nước về ANTT
  • Quản lý Nhà nước về ANTT
  • Tham mưu, chỉ huy CAND
  • Trinh sát kỹ thuật

Các Ngành đào tạo Khối A thuộc nhóm Giáo dục

Sau đây là các ngành thuộc khối Giáo dục:

  • Giáo dục Chính trị
  • Giáo dục Tiểu học
  • Sư phạm Địa lí
  • Sư phạm Địa lý
  • Sư phạm Hóa học
  • Sư phạm Hóa học
  • Sư phạm Kĩ thuật công nghiệp
  • Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp
  • Sư phạm Kinh tế gia đình
  • Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
  • Sư phạm Toán học
  • Sư phạm Toán học
  • Sư phạm Vật lí
  • Sư phạm Vật lý
  • Quản lý giáo dục

Các Ngành đào tạo Khối A thuộc nhóm khác

Sau đây là các ngành thuộc khối Kỹ Thuật, Kinh Tế, Luật, Khoa Học Cơ Bản, Nông Lâm – Thủy Sản:

  • An toàn Thông tin
  • Bản đồ học
  • Bảo dưỡng công nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Bảo hộ lao động
  • Bảo vệ thực vật
  • Bất động sản
  • Cấp thoát nước
  • Chăn nuôi
  • Công nghệ chế biến thủy sản
  • Công nghệ chế tạo máy
  • Công nghệ da giày
  • Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật nhiệt ( Điện lạnh)
  • Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
  • Công nghệ kỹ thuật xây dựng
  • Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật cơ khí
  • Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
  • Công nghệ kỹ thuật địa chất
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
  • Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật hóa học
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật trắc địa
  • Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật ô tô
  • Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
  • Công nghệ sinh học
  • Công nghệ Thông tin
  • Công nghệ vật liệu (Polymer và composite)
  • Công nghệ may
  • Công tác xã hội
  • Đảm bảo chất lượng &An toàn thực phẩm
  • Địa chất học
  • Điều khiển tàu biển
  • Đông Nam Á học
  • Dược học
  • Hải dương học
  • Hệ thống thông tin quản lí
  • Hóa học
  • Kế toán
  • Khai thác vận tải
  • Khí tượng học
  • Khoa học hàng hải
  • Khoa học máy tính
  • Khoa học môi trường
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Kĩ thuật cơ sở hạ tầng
  • Kĩ thuật hạt nhân
  • Kĩ thuật nhiệt
  • Kinh doanh nông nghiệp
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kinh doanh thương mại
  • Kinh tế
  • Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại)
  • Kinh tế xây dựng
  • Kỹ thuật công trình biển
  • Kỹ thuật  cơ – điện tử
  • Kỹ thuật  Cơ khí
  • Kỹ thuật công trình xây dựng
  • Kỹ thuật dầu khí
  • Kỹ thuật Dệt
  • Kỹ thuật địa chất
  • Kỹ thuật điện tử, truyền thông
  • Kỹ thuật điện, điện tử
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
  • Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
  • Kỹ thuật nhiệt
  • Kỹ thuật tài nguyên thiên nhiên
  • Kỹ thuật tàu thuỷ
  • Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
  • Kỹ thuật y sinh
  • Kỹ thuật công trình thủy
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Kỹ thuật hóa học
  • Kỹ thuật môi trường
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Kỹ thuật vật liệu
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
  • Lâm nghiệp
  • Logistics và quản lí chuỗi cung ứng
  • Luật kinh tế
  • Marketing
  • Ngành Luật
  • Nông học
  • Nuôi trồng thuỷ sản
  • Phát triển nông thôn
  • Quan hệ lao động
  • Quan hệ quốc tế
  • Quản lí công nghiệp
  • Quản lí đất đai
  • Quản lí nhà nước về An ninh-Trật tự
  • Quản lí tài nguyên và môi trường
  • Quản lí, giáo dục và cải tạo phạm nhân
  • Quản lý đất đai
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Quản lý xây dựng
  • Quản trị CN truyền thông (mới)
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Quản trị nhân lực
  • Quản trị văn phòng
  • Quy hoạch vùng và đô thị
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Tâm lí học
  • Tham mưu, chỉ huy vũ trang bảo vệ an ninh
  • Thiết kế công nghiệp
  • Thống kê
  • Thú y
  • Thương mại điện tử
  • Thủy văn
  • Tin học ứng dụng
  • Toán học
  • Toán ứng dụng
  • Truyền thông và mạng máy tính
  • Vận hành khai thác máy tàu thủy
  • Vật lý học
  • Vật lý kỹ thuật
  • Việt nam học (chuyên ngành du lịch)
  • Xã hội học

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)

Trường đào tạo Khối A

Dưới đây là danh sách các trường đại học, cao đẳng khối A được phân chia theo từng tỉnh thành/khu vực nhằm giúp các bạn tra cứu dễ dàng hơn:

Các Trường đào tạo Khối A ở TPHCM

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối A ở TP Hồ Chí Minh mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối A ở TPHCM
1 Đại học Bách Khoa TP. HCM
2 Đại học Công nghệ Sài Gòn
3 Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM
4 Đại học Công nghệ TP. HCM
5 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
6 Đại học Công nghiệp TP.HCM
7 Đại Học Gia Định
8 Đại học Giao thông vận tải – Cơ sở 2
9 Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
10 Đại học Hoa Sen
11 Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM
12 Đại học Kiến trúc TP.HCM
13 Đại học Kinh tế – Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM
14 Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
15 Đại học Kinh tế TP.HCM
16 Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
17 Đại học Luật TP.HCM
18 Đại học Mở TP.HCM
19 Đại học Mỹ thuật TP.HCM
20 Đại học Ngân hàng TP.HCM
21 Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Na
22 Đại học Nguyễn Tất Thành
23 Đại học Nông Lâm TP. HCM
24 Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP. HCM
25 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
26 Đại học Sài Gòn
27 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
28 Đại học Sư phạm TP.HCM
29 Đại học Tài chính – Marketing
30 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM
31 Đại học Tôn Đức Thắng
32 Đại học Quốc tế Sài Gòn
33 Đại học Văn Hiến
34 Đại học Văn Lang
35 ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
36 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
37 Học viện Hàng không Việt Nam
38 Khoa Y – ĐH Quốc gia TP. HCM

Các Trường đào tạo Khối A ở Hà Nội

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối A ở Hà Nội mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối A ở Hà Nội
1 Học viện kỹ thuật Quân sự
2 Trường Sĩ Quan Lục Quân 1 (Đại học Trần Quốc Tuấn)
3 Học viện Khoa học Quân sự
4 Học viện Hậu cần
5 Trường Sĩ Quan Pháo Binh
6 Trường Sĩ Quan Phòng Hóa
7 Học viện Kỹ Thuật Mật Mã
8 Học viện Phòng Không – Không quân
9 Học viện An ninh Nhân dân
10 Học viện Cảnh sát Nhân dân
11 Đại học Phòng cháy chữa cháy
12 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
13 Đại học Lâm nghiệp
14 Đại học Giao thông vận tải
15 Đại học Kinh tế Quốc dân
16 Đại học Công nghiệp Hà Nội
17 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
18 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
19 Đại Học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội
20 Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
21 Viện Đại Học Mở Hà Nội
22 Đại học Bách khoa Hà Nội
23 Đại học Xây dựng
24 Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
25 Đại học Điện lực
26 Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
27 Học viện Quản lý Giáo dục
28 Đại học Nội vụ Hà Nội
29 Đại học FPT
30 Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
31 Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
32 Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
33 Học viện Phụ nữ Việt Nam
34 Đại học Thương Mại
35 Học viện Ngân hàng
36 Đại học Công đoàn
37 Đại học Thủy lợi
38 Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
39 Học viện Chính sách và Phát triển
40 Học viện Tài chính
41 Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội
42 Học viện Ngoại giao
43 Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
44 Đại học Công nghiệp Việt Hung
45 Đại học Kiểm sát Hà Nội
46 Đại học Kiến trúc Hà Nội
47 Đại học Luật Hà Nội
48 Đại học Ngoại thương
49 Đại học Sư phạm Hà Nội
50 Đại học Thủ đô Hà Nội
51 Đại học Đông Đô
52 Đại học Phương Đông
53 Đại học Thăng Long
54 Đại học  Đại Nam
55 Đại học Hòa Bình
56 Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
57 Đại học Nguyễn Trãi
58 Đại học Thành Đô
59 Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị

Các Trường đào tạo Khối A ở Miền Bắc

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối A ở miền Bắc (ngoài Hà Nội) mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối A ở Miền Bắc
1 Trường Đại Học Chu Văn An
2 Đại Học CNTT Và Truyền Thông – ĐH Thái Nguyên
3 Đại Học Công Nghệ Đông Á
4 Trường Đại Học Công Nghiệp Quảng Ninh
5 Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì
6 Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng
7 Trường Đại Học Hạ Long
8 Trường Đại Học Hải Dương
9 Trường Đại Học Hải Phòng
10 Trường Đại Học Hàng Hải
11 Trường Đại Học Hoa Lư
12 Trường Đại Học Hồng Đức
13 Trường Đại Học Hùng Vương
14 Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
15 Trường Đại Học Kinh Bắc
16 Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh
17 Trường Đại Học Lương Thế Vinh
18 Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang
19 Trường Đại Học Nông Lâm Đại Học Thái Nguyên
20 Đại Học Quốc Tế Bắc Hà
21 Trường Đại Học Sao Đỏ
22 Đại Học Sư Phạm Đại Học Thái Nguyên
23 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
24 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
25 Trường Đại Học Tân Trào
26 Trường Đại Học Tây Bắc
27 Đại Học Y Dược Thái Bình
28 Trường Đại Học Thành Đông
29 Trường Đại Học Trưng Vương
30 Đại Học Việt Bắc
31 Trường Đại Học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
32 Đại Học Y Dược Hải Phòng
33 Khoa Quốc Tế Đại Học Thái Nguyên
34 Phân Hiệu Đại Học Thái Nguyên Tại Lào Cai

Các Trường đào tạo Khối A ở Miền Trung & Tây Nguyên

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối A ở miền Trung và Tây Nguyên mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối A ở Miền Trung & Tây Nguyên
1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
2 Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng
3 Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng
4 Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân
5 Trường Đại học Công nghiệp Vinh
6 Trường Đại học Đà Lạt
7 Trường Đại học Dân lập Duy Tân
8 Trường Đại học Dân lập Phú Xuân
9 Trường Đại học Đông Á
10 Trường Đại học Hà Tĩnh
11 Trường Đại học Khánh Hòa
12 Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế
13 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
14 Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
15 Trường Đại học Kinh tế – ĐH Huế
16 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
17 Trường Trường Đại học Luật – ĐH Huế
18 Trường Đại học Nha Trang
19 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Huế
20 Trường Đại học Phạm Văn Đồng
21 Trường Đại học Phan Châu Trinh
22 Trường Đại học Phan Thiết
23 Trường Đại học Phú Yên
24 Trường Đại học Quảng Bình
25 Trường Đại học Quảng Nam
26 Trường Đại học Quang Trung
27 Trường Đại học Quy Nhơn
28 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà nẵng
29 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Huế
30 Trường Đại học Tài chính Kế toán
31 Trường Đại học Tây Nguyên
32 Trường Đại học Thái Bình Dương
33 Trường Đại học Vinh
34 Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
35 Khoa Du lịch – ĐH Huế
36 Trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
37 Trường Phân hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị

Các Trường đào tạo Khối A ở Miền Nam

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối A ở miền Nam (ngoài TPHCM) mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối A ở Miền Nam
1 Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng
2 Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
3 Trường Đại Học Bạc Liêu
4 Trường Đại học Bình Dương
5 Trường Đại học Cần Thơ
6 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
7 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
8 Trường Đại học Dân lập Cửu Long
9 Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
10 Trường Đại học Đồng Nai
11 Trường Đại học Đồng Tháp
12 Trường Đại học Kiên Giang
13 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
14 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
15 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
16 Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2
17 Trường Đại học Nam Cần Thơ
18 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
19 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
20 Trường Đại học Tân Tạo
21 Trường Đại học Tây Đô
22 Trường Đại học Thủ Dầu Một
23 Trường Đại học Tiền Giang
24 Trường Đại học Võ Trường Toản
25 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
26 Trường Đại học Trà Vinh

>> Xem thêm: Danh sách các trường Đại học, Học viện tại 03 miền – Bắc, Trung & Nam

Những câu hỏi liên quan đến Khối A

Khối A là gì?

Khối A là khối thi bao gồm các chuyên ngành về kỹ thuật, giáo dục, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục… là khối thi được các trường đại học, cao đẳng lựa chọn để xét tuyển nhiều nhất trong tất cả các khối xét tuyển đại học.

Văn bản quy định Khối A và Tổ hợp môn xét tuyển khối A?

Mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được thực hiện dựa vào nội dung hướng dẫn theo Công văn số 310/KTKĐCLGD-TS ngày 20 tháng 03 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng mã hóa các tổ hợp môn thi và xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT thống kê.

Theo đó, mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển bao gồm các tổ hợp môn thi truyền thống và bổ sung thêm các tổ hợp môn thi mới. Ngoài ra, các trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào ngành đào tạo và yêu cầu riêng của mỗi trường.

Ngành khối A nào đang Hot?

Khối A phát triển tới 18 tổ hợp môn, trong đó luôn có môn Toán là 1 trong 3 môn thi. Tuy nhiên, khối A00 và A01 là hai khối thi phổ biến và nhiều trường lựa chọn nhất. Các khối thi còn lại tuy vẫn có trường tuyển sinh nhưng không nhiều.

Sau đây là gợi ý các ngành nghề thuộc khối A đang “ăn khách”, dễ xin việc nhất hiện nay:

  • Nhóm ngành Công nghệ thông tin – Điện tử
  • Nhóm ngành Cơ khí – Tự động hóa
  • Nhóm ngành Thương mại điện tử – Marketing
  • Nhóm ngành Logistics
  • Nhóm ngành Du lịch và các dịch vụ nhà hàng, khách sạn

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)

Ngành khối A nào phù hợp với Nữ?

Con gái thi khối A thì nên học ngành gì?

Nếu bạn đang băn khoăn liệu bạn nữ “chân yếu, tay mềm” nên học ngành khối A nào để dễ kiếm việc làm và phù hợp với năng lực của mình, vậy thì hãy xem qua các nhóm ngành này nhé:

  • CNTT: Ngành CNTT hiện nay được đánh giá là ngành có tương lai phát triển rất mạnh mẽ, là ngành có triển vọng và dễ xin việc hơn.
  • Quản trị nhân lực: Quản trị nhân lực rất phù hợp cho nữ giới và cũng là một ngành hot dễ xin việc. Mức điểm đầu vào của ngành Quản trị nhân lực khoảng từ 17 – 22 điểm.
  • Kế toán: Kế toán nhiều năm nay vẫn nằm ở top ngành hot, dễ xin việc. Trừ vài trường top đầu đào tạo ngành Kế toán lấy điểm cao, còn lại các trường Đại học, Cao đẳng thường lấy điểm không quá cao, dao động từ 17 – 21 điểm.
  • Luật: Ngành Luật cũng là một gợi ý hay dành cho các bạn nữ học khá khối A, điểm đầu vào ngành này trung bình mỗi môn khoảng 8 điểm. Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có cơ hội làm việc trong ngành tòa án, ngành kiểm sát hay các công ty đang cần rất nhiều chuyên viên pháp lý. Mức lương cho các vị trí này thường rất cao.
  • Hướng dẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên du lịch là công việc thú vị, luôn được phái nữ ưu ái chọn lựa. Công việc này sẽ giúp bạn có cơ hội tìm hiểu các vùng đất mới, các nền văn hóa đặc sắc khắp các vùng miền và cả thế giới.
  • Nhân viên thiết kế: Đây là ngành cần sự sáng tạo và năng động, các bạn nữ sẽ rất phù hợp với công việc này…

Chọn Trường khối A nào?

Rất nhiều thí sinh và phụ huynh chỉ băn khoăn, mong muốn được trúng truyển vào trường Đại học tốp đầu hoặc ít nhất là phải đậu một trường ĐH mà ít quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề cho bản thân, thậm chí nhiều thí sinh còn để việc lựa chọn trường, chọn ngành cho bố mẹ quyết định.

Chính vì chỉ chú trọng chọn trường để đậu mà không quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề khiến không ít người khi trở thành sinh viên có thái độ học thờ ơ, chán nản, không có động lực học dẫn đến phải bỏ học giữa chừng để chuyển đổi sang trường khác, ngành khác. Nhiều trường hợp khác không phấn đấu nỗ lực trong quá trình học, học đối phó. Kết quả khi tốt nghiệp ra trường có năng lực chuyên môn thấp, kỹ năng yếu, thái độ thờ ơ, làm trái ngành nghề không phù hợp với năng lực, tính cách và sở thích của bản thân gây lãng phí nguồn lực cho gia đình, xã hội và bản thân.

Nên nhớ ngành khác với nghề. Ngoại trừ một số ngành đặc thù như học ngành y ra trường làm bác sĩ, học ngành sư phạm ra trường làm thầy cô giáo. Hầu hết các ngành học còn lại có phạm vi nghề khá rộng.

Nhiều thí sinh chọn ngành luật Dân sự với suy nghĩ ra trường sẽ làm nghề luật sư vì có “thích tranh cãi” và “muốn bảo vệ chính nghĩa….”. Nhưng trong thực tế ra trường chúng ta có thể làm nhiều nghề như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý…

Hay nhiều thí sinh chọn ngành kinh doanh quốc tế với mong muốn và suy nghĩ ra trường sẽ làm công việc liên quan đến kinh doanh quốc tế nhưng trong thực tế nghề nghiệp liên quan đến ngành này khá rộng: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước với các vị trí nghề nghiệp như: Chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan, vụ, viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại… Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế với các vị trí nghề nghiệp như: chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, thu mua sản phẩm, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế… Hoặc cũng có thể làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu với các vị trí như giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách…

Như vậy, điều quan trọng là các bạn nên chọn ngành học trước thay vì băn khoăn phải chọn trường nào là tốt nhất, trong quá trình học đại học, tùy vào sở thích, tính cách, ngoại hình, xu hướng thị trường… sẽ xác định nghề, vị trí công việc mong muốn khi ra trường. Trên cơ sở đó, bạn sẽ đầu tư thời gian để phát triển năng lực chuyên môn, các kỹ năng và thái độ liên quan đến nghề mình dự tính lựa chọn.

Chọn Trường hay chọn Ngành trong trường ?

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào danh tiếng của trường chứ không phụ thuộc vào quảng cáo. Rất nhiều học sinh quan tâm đến chọn trường mà không quan tâm nhiều đến ngành học trong trường đó. Việc chọn ngành học trong trường cũng quan trọng không kém so với chọn trường. Thông thường chất lượng đào tạo của ngành học trong trường phụ thuộc vào lịch sử của ngành học, đội ngũ giảng viên của ngành học đó, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, cở sở vật chất phục vụ đào tạo, kết quả kiểm định, đánh giá của các cựu sinh viên…

Sau khi chọn ngành mình muốn học, bước tiếp theo thí sinh chọn trường để xét tuyển. Thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển vào ít nhất 3 nhóm trường. Chú ý danh tiếng và học phí của trường.

    • Nhóm mơ ước: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học cao hơn hoặc bằng với điểm thi của mình. Nên chọn từ 2 – 3 trường.
    • Nhóm hiện thực: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 1 – 3,5 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.
    • Nhóm an toàn: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 4 – 6 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.

Như vậy, nếu bạn chọn 1 ngành học thì thí sinh có thể đăng ký xét tuyển từ 8 – 10 nguyện vọng. Còn nếu chọn 2 ngành học thì bạn có thể xét tuyển vào 16 – 20 nguyện vọng.

Định hướng nghề nghiệp Ngành Khối A

Trên thế giới hiện nay có đến hơn 2000 nghề nghiệp khác nhau. Giữa vô số những nghề đó, bạn thường băn khoăn trong việc lựa chọn nghề phù hợp với mình. Đây chính là lý do khiến bạn phải định hướng nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp là gì?

Định hướng nghề nghiệp là khái niệm giáo dục toàn diện được thiết kế để cung cấp cho các bạn học sinh trung học các thông tin và kinh nghiệm để chuẩn bị cho cuộc sống, làm việc trong nền kinh tế, xã hội, môi trường luôn luôn thay đổi và phát triển. Những việc cần làm để tự định hướng nghề nghiệp của mình:

  • Tự chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, không chọn nghề nghiệp theo yêu cầu, định hướng của gia đình, bạn bè, xu hướng.
  • Tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định mình phù hợp với ngành nghề nào.
  • Xác định thế mạnh của bản thân phù hợp với lĩnh vực nào.
  • Tìm hiểu về đặc điểm của ngành mà mình chọn như nhu cầu lao động, phẩm chất và kỹ năng của nghề…

Việc định hướng nghề nghiệp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết. Nếu định hướng tốt, nó không chỉ tạo niềm đam mê, thành công trong sự nghiệp của bạn mà còn hạn chế tối đa những hậu quả khi chọn sai ngành nghề như lãng phí thời gian của bản thân, tiền bạc của gia đình, lãng phí chất xám, thất nghiệp và khó xin việc làm.

Những lưu ý khác khi chọn thi Khối A

Sau đây là những điều cần lưu ý khi bạn quyết định chọn thi Khối A:

Khối A là một khối dùng để xét tuyển rất nhiều ngành hot nhất hiện nay nên hàng năm khối A có lượng thì sinh đăng ký xét tuyển rất đông, mà khối A bao gồm những kiến thức chuyên sâu về tính toán và lý thuyết, chính vì vậy muốn đạt điểm cao ở khối thi này thì các thí sinh cần phải nắm vững các lý thuyết cơ bản, các công thức, định luật, định lý…

Ngoài ra thí sinh cần phải rèn luyện thêm các kỹ năng giải toán bằng máy tính bởi môn thi khối A chủ yếu là theo hình thức trắc nghiệm thành thạo các kỹ năng tính toán nhanh sẽ giúp thời gian làm bài được rút ngắn, cũng như đáp án bài thi có độ chính xác cao hơn.

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Khối thi & Tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng

Bên trên là những thông tin cơ bản nhất về Khối A: Tổ hợp môn xét tuyển, Ngành và Trường đào tạo. Bên cạnh đó chúng tôi còn tổng hợp một số thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo Khối A. Hy vọng bài viết này bổ ích đối với bạn để từ đó bạn có thể tìm đúng Ngành đào tạo cũng như Trường Đại học, Cao đẳng khối A tốt nhất và theo đuổi ước mơ của mình. Chúc bạn học tốt!

5/5 - (5 bình chọn)
guest

0 Thảo luận
Phản hồi nội tuyến (inline)
Xem tất cả bình luận